Mác thép là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về mác thép

Mác thép là gì? Tại sao chúng ta cần phải gắn mác thép vào các vật liệu xây dựng từ sắt thép? Trên thị trường hiện nay, có bao nhiêu loại mác thép được sử dụng? Hãy cùng Thép Mạnh Hưng Phát đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các khái niệm này!

1. Mác thép là gì?

Mác thép là kí hiệu chỉ độ chịu áp lực của thép. Để biết khả năng chịu lực của thép, chúng ta sẽ nhìn vào mác thép. Từ mác thép, chúng ta có thể lựa chọn được loại sản phẩm phục vụ chính xác, phù hợp với nhu cầu.


Mác thép là kí hiệu chỉ độ chịu áp lực

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Bảng giá thép hộp mạ kẽm Update mới nhất, uy tín hiện nay

2. Phân biệt các loại mác thép thường thấy trên thị trường

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại mác thép, nếu không biết cách sẽ rất khó phân biệt. Cùng điểm qua một số chi tiết dưới đây để giúp phân biệt các loại mác thép dễ dàng hơn:

  • Cách đầu tiên để phân biệt các loại mác thép là dựa vào thành phần hóa học bao gồm của chúng, ví dụ thép cacbon, thép hợp kim, thép chống gỉ hay thép công cụ.
  • Dựa vào phương pháp hoàn thiện cũng có thể giúp phân biệt các loại thép. Thép cán nguội, thép cán nóng, thép hoàn thiện nguội là những loại mác thép phân biệt theo phương pháp như vậy. 
  • Cũng có thể dựa vào phương pháp sản xuất để phân loại mác thép. Ví dụ như thép lò điện, thép đúc hoặc thép liên tục. 
  • Cấu trúc tinh thể cũng được xem là một tiêu chí để phân loại. Hiện nay có một số mác thép phân theo cấu trúc tinh thể phải kể đến như: thép martensite, thép perlite, thép ferit,...
  • Cuối cùng là bộ bền cơ học. Đây cũng là cách phân biệt phổ biến nhất hiện nay. Độ bền kéo, độ giãn dài, độ bền mối hàn, độ cong, giới hạn chảy là các đặc điểm để phân loại theo cách này. 

Phân biệt mác thép thông qua cấu trúc tinh thể

>>>> XEM THÊM: Bảng giá sắt ống mạ kẽm chất lượng, giá cả hợp lý hiện nay

3. Các tiêu chuẩn mác thép hiện nay

Mác thép hiện nay được quy định theo tiêu chuẩn nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

3.1 Tiêu chuẩn Việt Nam

Được định danh bằng chữ cái “CT” theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765-75 hiện hành, các loại mác thép được chia thành 3 nhóm chính, gọi là nhóm A, nhóm B và nhóm C. Mỗi nhóm sẽ có những đặt tính, khía cạnh cũng như thông số kỹ thuật riêng biệt. 

Trước hết là nhóm A. Ở nhóm này chú trọng đặc biệt đến tính cơ học của các loại thép. Mác thép trong nhóm A được quy định bằng ký hiệu CTxx trong đó xx là những con số theo sau, ví dụ: CT45, CT50n, CT60s. Những loại thép này thường có giá trị sigma tương đương 450Mpa, tức là lớn hơn 45kg/mm2.

Tiếp theo là nhóm B và C. Mác thép nhóm B, C chủ yếu phân biệt bằng các thông số hóa học, được ký hiệu là BCTxxx hoặc Cxxx trong đó xxx là các giá trị và thành phần hóa học của thép. Ví dụ cụ thể như BCT520, 18-0,25; C-(0,4-0,75)Mn. 


Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam

>>>> XEM THÊM: Bảng tra cường độ chịu kéo của thép chi tiết nhất 2024

3.2 Tiêu chuẩn Nhật Bản

Theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các loại mác thép được chia dựa vào cường độ hoặc giới hạn chảy. Các tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản như: SD295, SD390, SD490. Được đo bằng đơn vị N/mm2, giới hạn chảy là giá trị lớn nhất mà vật liệu thép có thể chịu được mà không bị nóng chảy. Như vậy, ví dụ mác thép là SD295 tức là thép có khả năng chịu giới hạn chảy và lực là 295 N/mm2. Tương tự với các loại mác thép khác.


Mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản

3.3 Tiêu chuẩn Nga

Cũng gần giống tiêu chuẩn Việt Nam trong việc ký hiệu, mác thép trong tiêu chuẩn Nga viết tắt là CT, đằng sau là các con số từ 0 đến 6. Các con số này thể hiện tính chất hóa học cũng như cơ học của các loại thép. Khi số ký hiệu lớn chứng tỏ tỷ lệ carbon có trong hợp kim càng cao và từ đó độ bền của thép càng lớn. Đối với thép carbon lượng thấp, dưới 0,15%, thì sẽ được kí hiệu là CT0.


Phân loại mác thép theo các tiêu chuẩn trên thế giới

3.4 Tiêu chuẩn Mỹ

Trong tất cả các tiêu chuẩn thì có thể nói mác thép theo tiêu chuẩn Mỹ là nghiêm ngặt nhất. Đối với tiêu chuẩn này, sản phẩm đòi hỏi hệ thống phức tạp, quá trình mã hóa và xác định tính chất của các kim loại được tạo dựng rất công phu. 

Hệ thống tiêu chuẩn phổ biến tại Mỹ để quy định các mác thép phải kể đến là ASTM. Khi đại diện cho độ bền của thép, các nhà tiêu chuẩn Mỹ sử dụng các con số như 42, 50, 60, 65. Những con số này được tính theo đơn vị ksi, trong đó 1 ksi tương ứng 1,000 psi, từ đó đổi sang MPa là 6,8948 và bằng 0,703 kG/mm2. Bằng cách tính này, có thể dễ dàng xác định được khả năng chịu lực của các loại thép. 

4. Các loại mác thép tiêu biểu trên thị trường

Đôi khi người tiêu dùng sẽ khá hoang mang và bối rối để phân biệt các loại mác thép trên thị trường bởi có quá nhiều các tên gọi khác nhau. Chính vì vậy, để lựa chọn mác thép phù hợp với nhu cầu sử dụng, cần nắm rõ những loại như dưới đây:

4.1 Mác thép CT34 và CCT34

Mác thép này được chia theo cường độ tiêu chuẩn, cường độ tính toán f và độ dày t. Tham khảo như bảng dưới đây:

Cường độ tiêu chuẩn fy, fu cường độ tính toán f của thép các bon (TCVN 5709)


Thép mác CT34 và CCT34

Đơn vị tính bằng megapascan

Mác thép

Cường độ tiêu chuẩn f, và cường độ tính toán f của thép với độ dày t

mm

Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn

mm

t<=20

20<=t<=40

40<t<=100

fy

f

fy

f

fy

f

CCT34

220

210

210

200

200

190

340

CCT38

240

230

230

220

220

210

380

CCT42

260

245

250

240

240

230

420

4.2 Mác thép SS400

Mác thép SS400 là loại thép được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi những đặc tính và tiện dụng riêng. Được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JISG 3101-1987, loại thép SS400 hiện nay được ứng dụng nhiều vào các sản phẩm thép cuộn, thép tấm thông thường và thép hình chữ U, V, I, H,... Con số 400 chính là độ bền kéo, đơn vị N/mm2. Được sản xuất thông qua quá trình cán nóng chảy ở nhiệt độ lên tới 1,000 độ C. Khi ở dạng cuộn, được sản xuất ngược lại bởi quá trình cán ở nhiệt độ thấp. 

Các loại mác thép có ký hiệu này thường có độ bền từ khoảng 400 đến 510Mpa, đảm bảo nhu cầu sử dụng thông thường hiện nay. Một điểm đặc biệt là loại thép này không quy định quá nghiêm ngặt về thành phần, chỉ cần đảm bảo hóa học có thành phần P<=0,05% và S<=0,05%, từ đó đảm bảo độ bền kéo.


Mác thép SS400

4.3 Mác thép C45

Mác thép C45 thuộc tiêu chuẩn TCVN 1766-75, là loại mác thép có kết cấu cacbon khoảng 0.45%. Các sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng như ty ren, bánh đà, bu lông, ốc vít,... hầu như đều được sản xuất bằng loại thép C45 này. Tính chất cơ lý của loại mác thép này là ngoài nồng độ cacbon 0.45% thì các tạp chất silic, lưu huỳnh, mangan hay crom, phố pho, niken và đồng cũng được sử dụng với tỷ lệ cơ bản. Độ bền đứt của loại thép này đạt 610Mpa, cùng độ nóng chảy là 360MPa, độ giãn dài tương đối đạt 16% và cuối cùng là độ cứng HRC đạt 23. 


Mác thép C45

>>>> XEM THÊM: Bảng tra cứu giới hạn bền của thép cập nhật mới nhất 2024

5. Bảng tra cứu mác thép tiêu chuẩn

Bảng tra cứu mác thép tiêu chuẩn ra đời nhằm mục đích giúp công việc lựa chọn, phân biệt thép trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn đọc về bảng tra cứu mác thép theo các tiêu chuẩn Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác trên thế giới.

Thành phần hóa học

Steel bars for concrete reinforcement

Tiêu chuẩn

Standard

Mác thép

Grade

Thành phần hóa học Chemical Composition

C

Si

Mn

P(max)

S(max)

TVCN

1651-85

(1765-85)

CT33

0.06 - 0.12

0.12 - 0.30

0.25 - 0.50

0.04

0.045

CT34

0.09 - 0.15

0.12 - 0.30

0.25 - 0.50

0.04

0.045

CT38

0.14 - 0.22

0.12 - 0.30

0.40 - 0.65

0.04

0.045

CT42

0.18 - 0.27

0.12 - 0.30

0.40 - 0.70

0.04

0.045

CT51

0.28 - 0.37

0.12-0.35

0.50 - 0.80

0.04

0.045

TCVN

3104-79

25Mn2Si

0.20-0.29

0.60 - 0.90

1.20 - 1.60

0.04

0.045

35MnSi

0.30 - 0.37

0.60 - 0.80

0.80 - 1.20

0.04

0.045

JIS G3505

2004

SWRW10

0.13max

0.30max

0.06max

0.04

0.04

SWRW12

0.15max

0.30max

0.065max

0.04

0.04

JIS G3112

SD 295A

     

0.05

0.05

SD 345

0.27max

0.55max

1.60max

0.04

0.04

SD 390

0.29max

0.55max

1.80max

0.04

0.04

SD390

0.32max

0.55max

1.80max

0.004

0.040

ASTM A615

A615M-94

Gr 40

0.21max

0.40max

1.35max

0.04

0.05

Gr 60

0.30max

0.50max

1.50max

0.04

0.05

BS 4449

Gr 250

0.25max

0.50max

1.50max

0.06

0.06

Gr 460

0.25max

0.50max

1.50max

0.05

0.05

ΓOCT

5780-82

25Γ2C

0.20 - 0.29

0.60 - 0.80

1.20 - 1.60

0.04

0.045

35ΓC

0.30 - 0.37

0.12 - 0.30

0.80 - 1.20

0.04

0.045

ΓOCT

380-71

CT2

0.09 - 0.15

0.12 - 0.30

0.25 - 0.05

0.045

0.045

CT3

0.14 - 0.22

0.12 - 0.30

0.40 - 0.60

0.045

0.045

CT4

0.18 - 0.27

0.12 - 0.30

0.40 - 0.70

0.045

0.045

CT5

0.29 - 0.37

0.12 - 0.35

0.50 - 0.80

0.045

0.045

>>>> XEM THÊM: Tiêu chuẩn hàn nối thép chuẩn thông dụng trong xây dựng

6. Địa chỉ cung cấp thép Uy tín chất lượng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan. Việc mua phải thép tại các địa điểm không uy tín có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, từ đó công trình xây dựng sẽ xuống cấp nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, để trở thành người tiêu dùng thông thái, hãy lựa chọn một địa chỉ cung cấp thép Uy tín, chất lượng. Đến với Mạnh Hưng Pháp - chúng tôi cam kết đem đến các sản phẩm chính hãng, chất lượng vượt trội với giá cạnh tranh. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề cũng đội ngũ lắp đặt, tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi tin tưởng sẽ trở thành người đồng hành đáng tin cậy cho mọi công trình.

Thông tin liên hệ:

Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp đầy đủ tin tức và căn cứ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Mác thép là gì? Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp thép chất lượng, hãy liên hệ ngay Mạnh Hưng Pháp - giải pháp cho mọi công trình.

>>>> XEM THÊM: 

0 Bình luận

Để lại bình luận

*

zalo